Nhầm lẫn tai hại của nhiều người bệnh về các bệnh ngoài da khiến cho việc điều trị gặp phải rất nhiều rắc rối, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe. Điển hình phải kể tới bệnh vẩy nến và bệnh lupus khiến người bệnh rất dễ nhầm, nhiều người còn cho rằng đây là 1 căn bệnh với 2 tên gọi khác nhau. Tuyệt nhiên không phải là vậy nhé, cùng xem phân tích rõ ràng về bệnh vẩy nến và bệnh Lupus khác nhau ở chỗ nào từ đó giúp mọi người tự nhận biết được bệnh và điều trị phù hợp nhất.
Điểm khác biệt giữa bệnh vẩy nến và bệnh lupus
Bệnh vẩy nến và bệnh Lupus đều là những căn bệnh tự miễn, hệ miễn dịch của cơ thể tự kháng thể tấn công cả các mô khỏe mạnh. Tuy là 2 căn bệnh tự miễn nhưng lại có những dấu hiệu khác nhau, tác hại hay cách điều trị hoàn toàn không giống nhau. Cụ thể một số điểm khác biệt của bệnh vẩy nến và bệnh lupus đỏ được liệt kê gồm:
1/ Khác nhau về triệu chứng
Mỗi bệnh lại có những đặc điểm thể hiện bệnh khác nhau, phân tích từng dấu hiệu phát bệnh của 2 căn bệnh này như:
+) Dấu hiệu phát bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến xuất hiện có thể gây tổn thương móng, da đầu, mặt và khuỷu tay , đầu gối, lưng, ngực hoặc đôi khi là bùng phát toàn thân. Với các dấu hiệu chung gồm:
- Da khô, bong tróc vẩy sừng nhiều và theo thời gian sẽ dày sừng lên sờ và nhìn thấy cộp hơn hẳn so với những vùng da xung quanh.
- Đỏ da: da đỏ ửng hoặc hồng đậm theo xuất hiện ngay dưới lớp da chết vẩy trắng bong tróc ở trên, cạo nhẹ vẩy trắng thì sẽ thấy sự ửng đỏ như sáp nến dưới da.
- Ngứa da: Vì vùng da bị bệnh vẩy nến trở nên khô ráp nên sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, ngứa không cùng một thời điểm.
- Xuất hiện mủ trắng dưới da nếu là trường hợp bị vẩy nến thể mủ.
- Tổn thương tại móng: Nếu vẩy nến bùng phát tại móng tay thì móng sẽ sần sùi, xuất hiện sọc ngang dọc trên móng, móng giòn dễ gãy và bị mủn móng hơn.
- Tổn thương tại khớp: Trường hợp nặng thì vẩy nến không chỉ gây ra những tổn thương bên ngoài da mà còn tấn công lên khớp gây viêm khớp như khớp gối, khuỷu tay, ngón tay.
+) Dấu hiệu của bệnh Lupus
Dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ cũng gây nên các tổn thương ngoài da nhưng còn kèm theo một số triệu chứng toàn thân bao gồm:
- Da: Da bị nổi đỏ sần ở da, khô da và không bị ngứa da. Tổn thương phát ban sẽ xuất hiện dưới dạng một con bướm đối xứng 2 bên và thường xuất hiện ở má và mũi, nhiều trường hợp vẫn gây tổn thương ở vùng da khác như da đầu, ngực.
- Tổn thương toàn thân: Cơ thể bị sốt, người mệt mỏi, rụng tóc, khó thở, đau mỏi khớp xương , ngón tay của người bệnh có thể thay đổi sắc màu khi thời tiết đổi lạnh hơn.
=> Nhận định: Bệnh vẩy nến và bệnh lupus ban đỏ có nhiều đặc điểm không hề giống nhau. Vì là 2 bệnh có thể bùng phát bất ngờ không báo trước nên cần hiểu rõ các dấu hiệu này để nhận biết bệnh chính xác. Nếu không rõ về bệnh thì tốt nhất bạn nên nhờ sự can thiệp của các bác sĩ da liễu khám chẩn đoán bệnh chính xác nhất nhé!
2/ Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và lupus ban đỏ
Nhóm người nên phòng tránh 2 căn bệnh tự miễn này là:
+) Người dễ mắc bệnh vẩy nến:
- Rối loạn suy giảm hệ thống miễn dịch
- Người uống rượu, hút thuốc lá thường xuyên
- Tổn thương, viêm nhiễm ngoài da
- Trong gia đình có người mắc bệnh vẩy nến
- Sống trong môi trương ô nhiễm, khói bụi, vệ sinh cá nhân kém
+) Người dễ mắc bệnh lupus ban đỏ
- Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam
- Người ở độ tuổi 30 trở lên cao hơn người khác
- Người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời
Điều đặc biệt là khác với bệnh vẩy nến xảy ra ở nhiều đối tượng rộng thì bệnh lupus có nhiều khả năng xảy ra ở các loại người cụ thể nên dễ phòng ngừa trước hơn so với bệnh vẩy nến.
3/ Điều trị bệnh vẩy nến và bệnh lupus
Đây là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau nên việc điều trị bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc khác nhau có tác dụng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy ra. Các phương pháp được lựa chọn điều trị cho 2 bệnh này bao gồm: Thuốc uống, thuốc đông y, phương pháp trị liệu ánh sáng. Tuy nhiên khi sử dụng điều trị từng trường hợp sẽ là các thuốc khác nhau cũng như bước độ chiếu bức sóng lên da cũng khác nhau.
Vì cả bệnh vẩy nến và bệnh lupus ban đỏ đều là những căn bệnh mãn tính hiện chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn. Do đó điều trị tốt nhất bạn vẫn nên tới bệnh viện khám và điều trị tại đây cho hiệu quả tích cực hơn.
-> Bài viết bạn nên quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!