Với con số thống kê 1,5-2% dân số mắc bệnh vẩy nến khiến không ít người cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vậy bệnh vẩy nến có di truyền không? Liệu con cái có mắc bệnh vẩy nến khi bố mẹ mắc phải căn bệnh này. Để biết được cụ thể về bệnh vẩy nến cũng như giải đáp thắc mắc này, bạn đọc có thể theo dõi ở bài viết bên dưới.
Bệnh vẩy nến có di truyền không?
Có thể khẳng định, vẩy nến là căn bệnh mang tính di truyền từ những người thân trong gia đình với nhau. Tỉ lệ di truyền còn phụ thuộc vào sự biến đổi của gen và tình trạng sức khỏe của mỗi người khác nhau. Vì sao chúng tôi có thể kết luận bệnh vẩy nến có tính di truyền? Điều này được chứng minh qua hàng loạt các con số thống kê và tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe. Cụ thể như sau:
Theo con số thống kê của các chuyên gia sức khỏe hàng đầu Việt Nam, nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh vẩy nến thì có đến 8,1% con cái sẽ bị mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu cả cha mẹ đều mắc bệnh thì khả năng những người con có thể mắc bệnh lên đến 41 %.
Bên cạnh đó, theo một số sách Đông y cho biết: “Ước tính sự di truyền của bệnh vẩy nến nằm trong khoảng từ 50 – 60 %”. Trong đó tùy vào từng gia đình, có gia đình cả 2 bố mẹ đều mắc bệnh vẩy nến, có gia đình chỉ có 1 trong 2 người mắc bệnh và tỉ lệ con sinh ra bị vẩy nến là khác nhau.
Ngoài ra, một số tài liệu nghiên cứu về sức khỏe gia đình cũng cho biết: Tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến ở con sinh ra khi cả bố và mẹ cùng mắc bệnh là 50%. Tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến ở con khi có 1 bố hoặc 1 mẹ bị bệnh là 16 %. Tỉ lệ mắc bệnh vẩy nến ở con khi cả bố và mẹ không mắc bệnh là 8%. Ngoài ra trẻ sinh ra trong gia đình có cô dì chú bác bị bệnh vẩy nến thì tỉ lệ mắc bệnh của trẻ là 4,2 % và có sự dao động nhẹ.
Bệnh vẩy nến có hai dạng khởi phát đó là khởi phát sớm và khởi phát muộn. Nếu khởi phát sớm thì bệnh nhân thường bị vào độ tuổi từ 16 đến 22. Đây là căn bệnh diễn biến rất phức tạp và có dấu hiệu lan ra toàn thân (yếu tố di truyền là chủ yếu). Nếu khởi phát muộn, những người bệnh mắc phải thường ở độ tuổi trên 50 tuổi, bệnh thường nhẹ (ít liên quan tới yếu tố di truyền).
Một số tài liệu nghiên cứu khác cho thấy, trong số các ca nhiễm bệnh thì chỉ có 8% số trẻ được sinh ra trong gia đình có bố hay mẹ, hoặc cả bố và mẹ nhiễm bệnh vẩy nến mới phát bệnh. Trong 100 ca nhiễm bệnh thì chỉ có khoảng 8 ca là do di truyền nguyên phát. Chính vì thế, những con số tỉ lệ di truyền đưa ra chỉ mang tính xác suất và tương đối. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ mắc phải bệnh vẩy nến cũng không nên quá lo lắng. Bởi không phải tất cả con cái sinh ra đều mắc phải căn bệnh này.
Vốn dĩ vẩy nến là một bệnh lý về da, do sự rối loạn da. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như xuất hiện mảng lớn màu đỏ tía, tróc vẩy trên da. Vảy màu trắng bạc này xếp nhiều lớp trên bề mặt da và rất dễ bong tróc ra thành từng mảng lớn. Lớp này bong ra sẽ nhanh chóng hình thành lớp mới và khó có thể chữa trị khỏi.
Những mảng này rất dầy, thường xuất hiện ở khuỷu, đầu gối và da đầu nhưng cũng có thể gặp ở những nơi khác. Nếu người bệnh sử dụng tay cào hoặc gãi vào mảng này sẽ rất dễ làm vẩy tróc ra thành từng phiến mỏng. Với trường hợp nhẹ, bệnh chỉ xuất hiện ở một vài vị trí. Trong trường hợp nặng, bệnh lan rộng toàn thân, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Đây là căn bệnh có thể khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, xấu hổ, ảnh hưởng lớn đến giao tiếp hàng ngày.
Bệnh vẩy nến thường xuất hiện ở những bệnh nhân lứa tuổi từ 20 – 30 tuổi, ở cả nam và nữ. Hiện nay, bệnh vẩy nến vẫn chưa điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu điều trị đúng cách thì có thể kiểm soát được bệnh một cách dễ dàng hơn. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay chỉ có thể làm giảm được các triệu chứng ngứa, đóng vẩy và đau khớp, giảm diện tích da bị tổn thương, làm sạch vùng da có mảng vẩy nến, đẩy lùi bệnh,…
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ:
Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện trên da do nhiều nguyên nhân khác nhau như tâm lý căng thẳng, vệ sinh da không sạch, nhiễm trùng da,… Để có thể dễ dàng kiểm soát được bệnh vẩy nến xuất hiện trên da, người bệnh cần lựa chọn cho mình cách sống cũng như cách điều trị thích hợp để giảm thiểu tình trạng mắc bệnh vẩy nến do di truyền. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích của bác sĩ dành cho bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, tránh nguy cơ di truyền sang cho con cái của bạn.
- Cân bằng cuộc sống, tránh tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Không nên dùng một số thuốc làm bệnh xấu hơn bao gồm lithium, vài loại thuốc hạ huyết áp như ức chế beta, ức chế men chuyển… hoặc các loại thuốc kháng viêm non-steroid như ibuprofen,…
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường về sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh, hãy báo ngay cho bác sĩ để có cách kiểm soát bệnh tốt nhất.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, vui vẻ để giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
- Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện bệnh hiệu quả.
Với những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc: Bệnh vẩy nến có di truyền không? Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh vẩy nến, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!