Cứ 10 trẻ viêm da cơ địa thì 6 trong số đó xuất hiện các triệu chứng viêm da những năm đầu đời. Di truyền được xem là yếu tố tác động lớn đến trẻ. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có chữa được không? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu không giống nhau:
Giai đoạn cấp tính
Trên da trẻ có các mụn nước. Chúng thường tập trung thành từng đám. Nền da trở nên đỏ, phù nề và chảy nước. Bé cũng bị ngứa da thường xuyên, dễ khó chịu và quấy khóc.
Giai đoạn bán cấp
Giai đoạn này ít tổn thương da hơn. Các tổn thương cũ bắt đầu khô đi. Ở giai đoạn bán cấp tình trạng ngứa da có phần giảm bớt. Trẻ ít ngứa hơn và giảm quấy khóc.
Giai đoạn mạn tính
Ở giai đoạn này, da trẻ có dấu hiệu dày lên, bong vẩy. Tình trạng lichen hóa cũng xuất hiện ở giai đoạn mạn tính.
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có chữa được không ?
Viêm da cơ địa thường mạn tính. Tuy nhiên viêm da cơ địa ở trẻ em có thể ổn định và giảm dần khi trẻ được từ 3 -4 tuổi. Một số ít bệnh nhân cũng có thể kéo dài tình trạng bệnh đến lúc trưởng thành.
Chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Dùng kem dưỡng ẩm phù hợp với trẻ.
- Vệ sinh da thường xuyên bằng các chế phẩm riêng biệt cho trẻ. Điều này giúp hạn chế các kích ứng da không mong muốn.
- Hạn chế chà xát, gãi ở trẻ. Nên mặc quần áo rộng để giúp thoáng mát da.
- Không để trẻ tiếp xúc nước bẩn, bùn đất,… Cần lưu ý bảo vệ trẻ khỏi khói bụi và không khí ô nhiễm.
- Tránh một số thực phẩm dễ gây ra dị ứng ngoài da ở trẻ.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ để có biện pháp kiểm soát tình trạng viêm da ở bé.
Trên đây là một số vấn đề cần biết về tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!