Chàm sữa ở trẻ em còn gọi là lác sữa. Đây là một trong những vấn đề về da không nghiêm trọng nhưng lại khiến cho trẻ khó chịu, ngứa ngáy. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Điều trị chàm sữa, đặc biệt là khi sử dụng các thuốc bôi trị chàm sữa cho bé cần lưu ý những vấn đề gì? Bố mẹ nên tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây để có hướng xử trí phù hợp nhất.
Nhận biết nhanh các dấu hiệu của chàm sữa
Nhận biết sớm các dấu hiệu chàm sữa là vấn đề rất quan trọng mà bố mẹ nên chú ý. Bệnh chàm sữa ở trẻ thường đặc trưng với một số dấu hiệu sau:
- Da của trẻ có dấu hiệu ửng đó sau đó sẽ xuất hiện các sẩn.
- Một thời gian ngắn sau đó, tại vị trí các sẩn đỏ này sẽ xuất hiên mụn nước li ti mọc thành các mảng nhỏ và lớn dần.
- Mụn nước cũng có thể vỡ gây rỉ nước, khó chịu.
- Khi mụn nước khô có thể đóng mày, tróc vẩy và bong ra.
- Tình trạng ngứa ngáy ngoài da cũng diễn ra xuyên suốt trong quá trình trẻ bị chàm sữa.
Lưu ý: chàm sữa rất dễ nhầm với “lác đồng tiền” – một dạng của bệnh hắc lào. Đây cũng là một tổn thương ngoài da thường gặp ở trẻ em. Khi phát hiện những triệu chứng nghi ngờ bạn nên thăm khám để chắc chắn về tình trạng bệnh của trẻ. Bạn cũng có thể tham khảo: CÁCH CHỮA LÁC ĐỒNG TIỀN TRIỆT ĐỂ
Vì sao trẻ bị chàm sữa?
Đây là thắc mắc chung của rất nhiều phụ huynh khi phát hiện bệnh chàm trên da bé. Chàm sữa ở trẻ thường do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó đáng chú ý là một số yếu tố về dinh dưỡng, cơ địa, vệ sinh ngoài da, môi trường sống,…
- Cơ địa và di truyền là yếu tố có ảnh hưởng nhất trong số các nguyên nhân gây bệnh chàm sữa. Trẻ có cơ địa mẫn cảm, di truyền từ người thân có khả năng mắc chàm sữa cao hơn các trẻ khác.
- Thực phẩm cũng có ảnh hưởng đến tình trạng tổ đỉa trên da bé. Có khoảng 30% các trường hợp chàm sữa ở trẻ liên quan đến dinh dưỡng. Các thực phẩm gây kích ứng bùng phát bệnh chàm thường gặp nhất là sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò. Ở trẻ nhỏ việc chuyển hóa các chất trong sữa bò chưa hoàn thiện. Do đó khi dùng sữa, phô mai, bơ, bánh kẹo có các thành phần từ sữa, trẻ có thể bị kích ứng và rối loạn trong hệ thống miễn dịch trên da, gây ra bệnh chàm sữa.
- Các yếu tố khác tiếp xúc với da như môi trường, khói bụi, không khí, lông động vật, các loại hóa chất,… cũng là tác nhân khiến da kích ứng dễ bị chàm sữa hơn.
Sử dụng thuốc bôi trị chàm sữa cho bé cần lưu ý
Điều trị chàm sữa cho trẻ bằng các loại thuốc bôi là giải pháp thường được bác sĩ chỉ định. Thường dùng nhất là các loại thuốc như:
- Thuốc giữ ẩm da. Các thuốc này thường có dạng kem, thuốc mỡ như cetaphil, ceradan, physioge… Thuốc giữ ẩm da sử dụng cho trẻ sau khi tắm giúp giữ cho da không bị khô, nứt nẻ, làm dịu các tổn thương trên da bé.
- Thuốc chống viêm. Nhóm thuốc này có thể được chỉ định nếu như bé chảy dịch nhiều, có mủ, tổn thương ngoài da tạo vết loét, có nguy cơ viêm nhiễm. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc này trong trường hợp cần thiết để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn tại vết thương. Một số trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh nhưng sử dụng hạn chế.
- Thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa.
Sử dụng thuốc bôi cho trẻ tuyệt đối nên tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc quá liều, không đúng chỉ định vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Chăm sóc bé bị chàm sữa tại nhà
- Mỗi ngày tắm cho bé từ 1 – 2 lần với nước ấm, mỗi lần 15 phút. Không nên tắm cho trẻ quá lâu vì dễ làm khô da. Không chà xát mạnh lên da bé khi tắm. Dùng các lọa sữa tắm dành riêng cho trẻ, ít kích ứng da.
- Chọn quần áo thoáng mát, rộng vừa, không chật.
- Cắt móng tay để tránh bé cào, gãi gây trầy xước da.
Phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm chi tiết về các biện pháp chăm sóc bé bị chàm sữa: HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ BỊ CHÀM SỮA AN TOÀN
Trên đây là một số lưu ý trong điều trị và chăm sóc trẻ bị chàm sữa. Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp bố mẹ thêm phần yên tâm, chủ động hơn trong điều trị chàm sữa cho bé cũng như chăm sóc bé đúng cách. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!