Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị chàm sữa an toàn cho các phụ huynh tham khảo. Chàm sữa là bệnh phổ biến ở trẻ, cần chăm sóc đúng cách trẻ mới mau khỏi bệnh được!
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em
Chàm sữa là sự kết hợp giữa dị ứng cơ địa và chất gây dị ứng. Các chất thường gây dị ứng làm trẻ bị chàm sữa là:
+Các loại mạt, ve, bọ chét,…
+Nấm mốc, bụi bặm, môi trường xung quanh bẩn.
+Trẻ bị dị ứng lông chó mèo, dị ứng hóa chất,…
+Trẻ có thể bị chàm sữa do rối loạn tiêu hóa vì uống sữa không hợp, ăn uống thiếu khoa học,…
Biểu hiện cho thấy trẻ đang bị chàm sữa
Nếu trẻ có 1 hay nhiều các biểu hiện sau đây thì có thể trẻ đã bị bệnh chàm sữa:
+Biểu hiện ban đầu là vùng da xuất hiện hồng ban, có mụn nước, đóng mài, tróc vẩy. Trẻ hay bị chàm sữa bên má, sau đó lan ra da đầu, tay chân mình mẩy.
+Chàm sữa rất ngứa, nhất là khi trẻ gãi cho mụn nước vỡ ra, chảy máu. Lúc này, nếu không vệ sinh tố thì rất có thể chàm sữa nhiễm trùng, sau này để lại sẹo trên da trẻ.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị chàm sữa an toàn
+Sử dụng thuốc điều trị bệnh cho trẻ
Tổn thương có dịch mủ thì hay dùng dung dịch sát trùng Milian, Eosin,…
Tổn thương da khô, đỏ, có vẩy thì bôi kem chứ corticosteroid nồng độ thấp trong khoảng 1 tuần.
Tổn thương da khô, dầy sừng thì dùng mỡ bôi chứa corticosteroid hay salicylic acid (để an toàn cho trẻ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, tránh các phản ứng phụ không đáng có).
+Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ
Khi trẻ bị chàm sữa thì nên cắt móng tay cho trẻ, chú ý không để trẻ gãi lên da. Cho trẻ tắm mỗi ngày 1 lần với các loại sữa tắm cho da em bé mẫn cảm. Không để trẻ tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh.
+Cho trẻ mặc thoáng
Trẻ cần được mặc quần áo thoáng, sạch, chất liệu mềm mại để không cọ xước tổn thương da.
+Chỉnh nhiệt độ thích hợp trong phòng
Môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh tình. Trong phòng trẻ không để quá nóng hay quá khô. Nếu phòng có máy lạnh thì nên để thêm 1 thau nước lớn nhằm tăng cường độ ẩm.
+Cho trẻ ăn uống hợp lý
Với các trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì mẹ nên cho trẻ bú sữa. Những trẻ lớn thì không nên ăn các thực phẩm dễ gây ngứa như hải sản, thực phẩm lên men, đậu phộng, bánh kẹo nước ngọt,…
Để chăm sóc trẻ bị chàm sữa an toàn, phụ huynh nên thực hiện theo các hướng dẫn trên, không nên đưa trẻ đi nhập viện ngay vì môi trường ở bệnh viện có thể làm da trẻ nhiễm khuẩn nặng thêm. Chỉ nhập viện khi điều trị tại nhà hơn 1 tuần mà trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!