Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da thể tạng, viêm da cơ địa, bệnh lác sữa, thường gặp ở trẻ em ngay từ 2 – 3 tháng tuổi và ở nhiều đối tượng khác nhau. Đây là bệnh thường xuyên tái phát với dấu hiệu đặc trưng là gây ngứa nhiều. Bên cạnh đó còn có nhiều biểu hiện của chàm thể tạng khác mà các bạn cần lưu ý, nhất là đối với phụ huynh có con bị căn bệnh này để có biện pháp chữa trị kịp thời và ngăn chặn bệnh phát triển.
Biểu hiện của chàm thể tạng
Các triệu chứng của bệnh chàm thể tạng xuất hiện tùy thuộc theo sự phát triển của bệnh và theo từng giai đoạn. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện ở trẻ từ 3-6 tháng tuổi và kéo dài, thay đổi theo độ tuổi. Các biểu hiện cụ thể như sau:
– Ở giai đoạn đầu: trên da trẻ xuất hiện các mảng hồng ban trên mặt (chủ yếu là 2 bên gò má, quanh miệng, mắt). Sau đó những mảng này hình thành mụn nước gây ngứa dữ dội, khi gãi nhiều có thể gây tổn thương da và nhiễm trùng thứ cấp. Khi mụn nước vỡ ra, vùng da bị khô lại, tróc vẩy vừa có cảm giác ngứa lại vừa đau khó chịu.
– Ở giai đoạn sau: vùng da bị tổn thương, tróc vẩy dần dần dày lên, tăng sừng và có vết trầy xước. Cảm giác ngứa dữ dội không ngừng tăng lên khiến cho người bệnh gãi nhiều và lặp đi lặp lại vỏng luẩn quẩn ngứa – giã nhiều – da dày sừng – ngứa. Bệnh thường xuyên tái phát.
Khi trẻ ở độ tuổi từ 2 tuổi trở lên cho đến tuổi dậy thì bị chàm thể tạng, bệnh xuất hiện từ những chỗ có nếp gấp như khủy tay, đầu gối, cổ, nếp gấp giữa mông và đùi với biểu hiện ngứa, da khô bong tróc là đặc trưng.
Nguyên nhân gây chàm thể tạng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm thể tạng bắt nguồn từ yếu tố di truyền và dị nguyên. Cụ thể như sau:
– Do di truyền: nếu trong gia đình có người thân (nhất là cha mẹ) bị bệnh chàm thể tạng, bệnh hen suyễn hay viêm mũi dị ứng thì nguy cơ con của họ cũng có thể mắc bệnh chàm thể tạng rất cao.
– Các yếu tố dị nguyên:
Đó thường là các nhân tố tác động từ bên ngoài môi trường như ô nhiễm, thời tiết thay đổi chuyển lạnh đột ngột hoặc sống trong vùng khí hậu lạnh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, hóa chất,…
– Do dị ứng thức ăn khiến cho bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng và dễ tái phát. Một số loại thức ăn dễ gây dị ứng như sữa, các loại hải sản cua, sò,… Do đó, khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm này phụ huynh cần chú ý để nếu thấy có biểu hiện là thì cần điều chỉnh cho phù hợp.
Chàm thể tạng là một bệnh xảy ra khá phổ biến, kéo dài và dễ tái phát gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh nhất là đối với trẻ nhỏ sẽ cản trở tới quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!