Không ít trường hợp khi bị nổi mề đay ngứa thường không xác định được nguyên nhân hoặc có chăng đó là các trường hợp xác định cơ thể do dị ứng thức ăn. Tuy nhiên đây không phải là lý do duy nhất và cũng không phải lúc nào cũng xảy ra. Còn có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay khác mà bạn chưa biết. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây để phòng tránh và cảnh giác hơn với căn bệnh này nhé.
Do di truyền
Bệnh nổi mề đay xuất hiện có thể do di truyền. Do đó nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì khả năng bạn cũng có thể gặp phải. Đó là vì bệnh mề đay có liên quan tới hệ thống miễn dịch và dễ bị tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài môi trường làm phát bệnh.
Do sức đề kháng của cơ thể yếu
Sức đề kháng của cơ thể là khả năng chống lại các yếu tố lạ từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể gây bệnh để bảo vệ cơ thể phòng chống bệnh tật. Khi “tấm lá chắn” này bị suy yếu sẽ làm giảm chức năng và khiến cho các yếu tố dị nguyên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, nhất là bệnh mề đay mẩn ngứa cũng như các bệnh ngoài da và nhiều bệnh khác.
Do dị ứng thức ăn
Đây là nguyên nhân thường xuyên gây nổi mề đay mà nhiều người biết đến nhất. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng tiêu biểu như hải sản (tôm, cua, sò, ghẹ,…), thịt bò, sữa, phô mai, các loại mắm, rượu bia,….
Do các tác nhân từ bên ngoài môi trường
Các yếu tố lạ từ bên ngoài môi trường như nọc độc của ong, kiến, muỗi,… đốt, phấn hoa, bụi, lông vũ, nấm mốc,… gọi là các dị nguyên cũng là nguyên nhân thường xuyên gây ra dị ứng nổi mề đay, viêm mũi dị ứng và các bệnh ngoài da, bệnh hô hấp khác. Bên cạnh đó còn do thay đổi thời tiết đột ngột lúc giao mùa dễ gây bệnh và khiến cho bệnh tái phát.
Do dị ứng thuốc
Một số loại thuốc khi dùng chữa bệnh thường gây tác dụng phụ khiến bị nổi mề đay, dị ứng mẩn ngứa. Thông thường đó là các loại thuốc được khuyến cáo như: thuốc kháng sinh (Pennicillin), thuốc giảm đau Aspirin, thuốc hạ nhiệt, thuốc chữa cao huyết áp, suy tim, các loại thuốc ngủ,… Khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc gây dị ứng, nổi mề đay có thể xuất hiện ngay lúc đó hoặc diễn ra sau khi dùng thuốc từ 5 – 10 ngày.
Do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng
Các loai vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng trú ngụ và xâm nhập vào cơ thể cũng sẽ gây ra nổi mề đay. Do vậy khi nhận thấy các dấu hiệu bị nổi mề đay ngứa bạn cần chú ý xem mình có đang bị nhiễm các loại giun như giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán… Hoặc những người bị nhiễm virut viêm gan B, C cũng cần cảnh giác có thể gặp phải các cơn nổi mề đay mẩn ngứa.
Các nguyên nhân gây nổi mề đay khá phong phú và thường xuyên gặp phải nếu không biết để phòng ngừa. Bên cạnh đó việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách chữa trị hiệu quả. Chính vì thế các bạn cần nắm rõ các nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa nêu trên để phòng chống bệnh tốt nhất nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!