Phản ứng viêm, ngứa khó chịu sau khi dùng hóa chất, mỹ phẩm, các vật dụng kim loại, thức ăn,… là một trong số những dấu hiệu cho biết bạn có thể đã mắc bệnh viêm da tiếp xúc. Cùng theo dõi các thông tin về bệnh viêm da tiếp xúc dưới đây để có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này.
Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?
Viêm da tiếp xúc là bệnh ngoài da, trong đó da phản ứng lại với các tác nhân trong môi trường ngoài và gây ra tình trạng mẩn đỏ, viêm và ngứa ngáy. Tình trạng này khiến cho bệnh nhân khó chịu, đôi khi ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và giấc ngủ.
Những tác nhân nào thường gây ra viêm da tiếp xúc?
Viêm da tiếp xúc thường gặp phải do các tác nhân quen thuộc trong gia đình và công việc mà họ tiếp xúc hàng ngày. Một số tác nhân kích ứng được ghi nhận như:
- Trang sức và các vật dụng mạ kim loại. Đặc biệt là kim loại niken.
- Các vật dụng từ cao su như găng tay, ủng, dép, dây đeo đồng hồ,…
- Hóa mỹ phẩm, xà phòng, nước hoa, các sản phẩm chăm sóc da khác.
- Nhựa của một số loại cây, phấn hoa, lông động vật, côn trùng,…
- Các thành phần trong vải sợi và các sản phẩm quần áo, may mặc.
Tham khảo thêm KINH NGHIỆM CHỮA VIÊM DA TIẾP XÚC GÂY RA BỞI CÔN TRÙNG
Triệu chứng viêm da tiếp xúc ở bệnh nhân
Viêm da tiếp xúc sẽ gây ra một số triệu chứng trên da như:
- Xuất hiện các mảng bong tróc, khô da và có vẩy.
- Da ngứa và có mẩn đỏ rải rác.
- Trên da xuất hiện các nốt phồng rộp, có thể khô hoặc có rỉ dịch.
- Màu da sậm hơn tại các vùng da bị viêm.
Điều trị viêm da tiếp xúc ở bệnh nhân ra sao?
Với bệnh nhân mắc viêm da tiếp xúc, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc sau:
- Các thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa.
- Thuốc bôi giúp làm dịu da và ngăn viêm, sưng, tấy.
- Một số thuốc giảm phản ứng dị ứng do tiếp xúc.
Tham khảo ngay Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là vấn đề gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Qua bài viết trên, hi vọng bạn sẽ có những thông tin tham khảo hữu ích để chủ động hơn trong điều trị bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!