Thủy đậu là một căn bệnh dễ bùng phát và lây lan nhanh chóng. Nếu không biết cách chữa trị đúng cách và chăm sóc bệnh nhân hợp lý thì rất dễ để lại sẹo. Bài viết mách bạn cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu tại nhà hợp lý. Để bệnh nhân mau chóng thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh thủy đậu là gì?
– Bệnh xuất hiện từ 4-10 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, bộc phát với các triệu chứng là nổi mụn nước ở đầu, mặt, tay chân và lan ra nhanh chóng trên toàn bộ cơ thể sau 24 tiếng. Các mụn nước thủy đậu có đường kính từ 1-3mm. Có chứa chất dịch trong suốt hoặc chất mủ khi bị nhiễm trùng.
– Xuất hiện kèm theo các nốt mun nước là các cơn sốt, biếng ăn ở trẻ em, Người lớn bị thủy đậu thường đi kèm các triệu chứng sốt cao, nôn ói, ngứa ngáy, đau cơ.
– Bệnh thủy đậu thường có chu kỳ 7-10 ngày và khỏi. Có người bị hơn 500 nốt thủy đậu trên da. Sau vài ngày, các nốt thủy đậu khô dần và bong vẩy. Tuy nhiên, đây là trường hợp không bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng thì các nốt thủy đậu sẽ viêm lở, để lại sẹo trên da.
BỆNH NHÂN THỦY ĐẬU CẦN BIẾT
Mách bạn cách chăm sóc người bị bệnh thủy đậu tại nhà
Chăm sóc người bị bệnh thủy đậu tại nhà cho đúng cách để bệnh nhân không bị nhiễm trùng, không bị sẹo là điều người nhà quan tâm. Người nhà bệnh nhân cũng nên chú ý, bệnh dễ lây lan nên không để phụ nữ mang thai tiếp xúc với người bệnh. Đối với những người nhà chăm sóc bệnh nhân thì nên rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu. Cần chăm sóc bệnh nhân các vấn đề sau đây:
** Vệ sinh nơi ở của bệnh nhân thủy đậu
Lau sàn nhà sạch sẽ bằng Javel hay cloramin B, sau đó lau lại với nước để diệt khuẩn. Với các đồ vật, nên lau chùi chúng sạch sẽ. Các đồ vật làm bằng vải thì nên được giặt giũ, phơi khô ráo ngoài nắng.
** Cho bệnh nhân nằm phòng cách ly đã được lau dọn
Sau khi lau dọn phòng sạch sẽ, cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi. Chú ý là nên cho bệnh nhân nằm phòng thoáng khí. Bệnh nhân cần được cách ly từ 7-10 ngày (đây là thời gian phát bệnh dễ lây lan cho người khác).
** Cho bệnh nhân dùng riêng đồ dùng cá nhân
Bệnh thủy đậu dễ lây nhiễm qua đường hô hấp. Cách phòng lây nhiễm bệnh thủy đậu tốt hơn cả là cho bệnh nhân dùng riêng khăn mặt, chén bát, ly cốc, muỗng đũa,…
** Nhắc nhở bệnh nhân làm vệ sinh cá nhân
Bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối sinh lý. Bệnh nhân cũng nên tắm rửa mỗi ngày bằng nước ấm để loại bỏ vi khuẩn, không nên kiêng tắm để tránh vi khuẩn tích tụ trên da.
** Cho bệnh nhân mặc quần áo nhẹ, thoáng
Các loại quần áo chật chội sẽ cọ sát làm vỡ các nốt thủy đậu để lại sẹo. Bệnh nhân nên được mặc các loại quần áo nhẹ, mỏng và thoáng khí. Chú ý nhắc nhở bệnh nhân không được gãi lên các nốt thủy đậu.
** Cắt móng tay cho bệnh nhân thủy đậu
Móng tay có thể vô tình làm tổn thương các nốt thủy đậu nên cần được cắt tỉa sạch sẽ, vệ sinh. Nhiều người khi ngủ trong vô thức hay gãi lên các nốt ngứa, bệnh nhân thủy đậu nếu vô thức gãi sẽ làm vỡ các bóng nước thủy đậu.
** Cho bệnh nhân ăn uống đúng cách
Bệnh nhân thủy đậu cần được ăn các thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như canh, cháo, súp,… và ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi nhiều vitamin.
** Bôi thuốc cho bệnh nhân đúng cách
Với các nốt thủy đậu bị vỡ, có thể bôi dung dịch xanh methylen để tránh bị sẹo. Bệnh nhân sốt cao thì nên được hạ sốt bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không được tự ý dùng thuốc mà phải hỏi ý kiến các dược sĩ- bác sĩ để tránh tai họa khó lường khi dùng nhầm thuốc.
** Theo dõi tình trạng bệnh nhân
Người nhà chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu nên quan tâm theo dõi tiến triển của bệnh. Khi bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi và co gật thì nên đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!