Giải đáp bệnh mề đay có dễ lây không cho những đọc giả quan tâm được biết. Bệnh mề đay là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng từng bị hoặc từng tiếp xúc với bệnh nhân mề đay. Vậy, có bao giờ bạn thắc mắc bệnh mề đay có lây không hay chưa?
Giải đáp bệnh mề đay có dễ lây không
Cho đến thời điểm hiện tại, bệnh mề đay vẫn chưa được giới y học chứng minh là có lây nhiễm. Vì thế, tuy là một bệnh ngoài da nhưng mề đay lại không hề lây lan như các căn bệnh phát ban, thủy đậu, hắc lào,…
Bệnh nhân bị nổi mề đay vẫn có thể an tâm điều trị mà không cần cách ly với người xung quanh. Người thân của bệnh nhân cũng nên quan tâm chăm sóc người bị mề đay nhiều hơn. Bệnh mề đay ở trẻ em cũng có thể là do gen di truyền của cha mẹ (tuy nhiên trường hợp này khá hiếm), chủ yếu bệnh mề đay là do các nguyên nhân khác gây ra.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Những nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh nổi mề đay
+Dị ứng thức ăn:
Một số người có khả năng miễn dịch yếu, dễ bị tổn thương ngứa da, mề đay khi ăn phải các món như nhộng tằm, hải sản, thịt bò, đậu phộng,…Do đó, nếu cơ thể từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thức ăn nào thì nên bỏ thức ăn đó ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.
+Dị ứng thuốc:
Thuốc tây được xem là con dao hai lưỡi, có thể chữa bệnh hoặc hại người nếu không biết cách dùng thuốc. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây có những thành phần gây mẫn cảm với một số người. Muốn tránh trường hợp dị ứng thuốc thì nên dùng thuốc theo toa bác sĩ khi điều trị bệnh, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng.
Những loại thuốc có khả năng gây dị ứng nổi mề đay phổ biến nhất hiện nay là Aspirine, Sulfamides, Penicilline, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc ngừa thai, giảm đau,…
+Dị ứng các chất phụ gia:
Các chất phụ gia cũng có thể gây dị ứng nổi mề đay cho một số người. Các loại chất phụ gia thường gặp là men, giấm, chất bảo quản, màu thực phẩm,….Nếu tiếp xúc với các chất phụ gia này thấy cơ thể có biểu hiện dị ứng thì nên ngưng tiếp xúc ngay.
+Nhiễm trùng:
Các ổ nhiễm trùng trong cơ thể có nguy cơ làm xuất hiện bệnh mề đay trên da. Những ổ nhiễm trùng có nguy cơ cao sinh bệnh mề đay là viêm xoang, viêm nhiễm đường hô hấp trên, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu,….
+Tâm trạng căng thẳng:
Đừng nghĩ bị mề đay đơn giản là bệnh do dị ứng các bạn nhé! Tâm trạng căng thẳng cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa trên da. Thường xuyên có áp lực tâm lý làm rối loạn nội tiết gây mụn, nám tàn nhang, mề đay mẩn ngứa,….
+Hệ miễn dịch kém:
Cơ thể suy yếu do bệnh, ăn uống không đủ chất, lười vận động,… sẽ làm yếu hệ miễn dịch, các ổ bệnh dễ dàng tấn công cơ thể. Cách tốt nhất để có hệ miễn dịch khỏe mạnh là ăn uống các thực phẩm dinh dưỡng, tránh xa chất kích thích, thường xuyên luyện tập thể thao và giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!