Bệnh chàm (eczema) là một bệnh ngoài da mãn tính phổ biến hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra gồm cả bên trong (cơ địa) và bên ngoài tác động (tiếp xúc hóa chất, vi khuẩn, nấm, dị ứng thực phẩm,…). Việc chữa trị bệnh chàm cần có nhiều thời gian và kiên trì. Các bài thuốc có nguồn gốc thảo dược thường được ưu tiên sử dụng do có thể dùng trong thời gian dài mà không gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa bệnh chàm hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng.
Thuốc nam chữa bệnh chàm bao gồm các loại thảo dược, vị thuốc dân gian dùng trong điều trị các bệnh ngoài da cho hiệu quả cao và an toàn đã được kiểm chứng hiệu quả qua thời gian. Tùy thuộc vào từng trường hợp, tình trạng bệnh cụ thể mà áp dụng các bài thuốc phù hợp. Các bài thuốc nam chữa bệnh chàm được dùng theo 3 dạng chính là thuốc uống, thuốc rửa (ngâm) và thuốc bôi.
Thuốc uống
Dùng thuốc uống có tác dụng khắc phục tình trạng bệnh từ sâu bên trong. Cũng dựa trên biểu hiện tình trạng bệnh và các triệu chứng kèm theo mà áp dụng các bài thuốc như sau:
Với những trường hợp người bệnh chàm chỉ có biểu hiện ngoài da như ngứa, khô da, mụn nước,… mà cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường thì cần dùng các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp như sau:
Bài thuốc 1: dùng kim ngân hoa 16g (hoặc dây kim ngân hoa 30g), thổ phục linh 30g, vỏ cây núc nác 16g, cỏ thanh ngâm 20g.
Cách dùng: tất cả các vị thuốc đem nấu với nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 15-20 phút, chia 3 lần uống trong ngày vào lúc đói.
Bài thuốc 2: dùng thổ phục linh, kim ngân hoa mỗi vị 16g, khổ sâm lá, vỏ núc nác, hạ khô thảo, ké đầu ngựa (sao vàng) mỗi vị 12g, nhân trần 20g, cam thảo 6g.
Cách dùng: sử dụng như đối với bài thuốc trên, cho tất cả các vị thuốc vào nồi đổ ngập nước, đun sôi khoảng 20 phút, dùng để uống ngày 3 lần vào những lúc đói.
Trường hợp người bệnh chàm bên cạnh các biểu hiện bên ngoài da thường thấy còn kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác như mệt mỏi, chán ăn, tiêu hóa kém, trướng bụng, rêu lưỡi trắng, da nhợt nhạt,… thì dùng bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết và thanh trừ thấp nhiệt như sau:
Dùng đẳng sâm 12g, sinh địa 12g, bạch truật (sao), ý dĩ nhân, thổ phục linh, kinh giới, cúc hoa mỗi vị 10g, , trần bì (vỏ quýt để lâu ngày), cam thảo mỗi vị 6g. Tất cả các vị thuốc đem sắc với 1.000ml nước, đun cạn còn 450ml, chia thành 3 phần, uống vào buổi sáng, trưa và chiều tối, lúc đói bụng.
Thuốc rửa (ngâm)
Các bài thuốc rửa (ngâm) nhằm mục đích khắc phục các triệu chứng trên da của bệnh như ngứa, da khô, mụn nước,… Người bệnh có thể áp dụng theo một trong hai bài thuốc sau đây:
Bài thuốc 1: dùng xuyên tiêu 30g, hoa cây chổi xuể 20g, hành sống (dùng toàn cây – cả rễ, củ và lá) 10 củ.
Cách dùng: cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ ngập nước rồi đun sôi khoảng 5 phút. Dùng nước này đem xông âm nang, lúc nước thuốc nguội thì dùng để rửa chỗ bị chàm.
Bài thuốc 2: dùng vỏ cây hòe, vỏ cây núc nác mỗi thứ 50g, hương nhu và lá khổ sâm mỗi vị 30g. Tất cả đen đun sôi kỹ rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do chàm.
Thuốc bôi
Cũng như đối với thuốc rửa, thuốc bôi ngoài da cũng có tác dụng khắc phục triệu chứng trên da và làm lành thương tổn. Người bệnh có thể lựa chọn áp dụng theo các bài thuốc dưới đây.
Bài thuốc 1: thuốc mỡ chế từ quả phi lao
Nguyên liệu: quả phi lao khô 300g, tóc rối 20g, ôxit kẽm 10g, dầu lạc hay dầu dừa 50ml.
Cách chế thuốc: trước tiên bạn lấy quả phi lao và tóc rối đen đốt thành than (không thành tro), nghiền thành bột mịn sau đó trộn đều với ôxít kẽm. Bạn tiếp tục rót từ từ dầu lạc hoặc dầu dừa vào, đánh đều thành thuốc mỡ.
Khi dùng, bạn láy một lượng vừa đủ để bôi chỗ da bị bệnh, ngày bôi 2-3 lần.
Bài thuốc 2: thuốc bôi chế từ hạt máu chó
Cách làm: lấy hạt máu chó rang giòn, tán thành bột mịn rồi hòa chung với dầu vừng để tạo thành dạng kem bôi. Dùng thuốc bôi vào chỗ da bị chàm hàng ngày cũng có tác dụng khắc phục tình trạng bệnh rất tốt.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!