Da của bé đặc biệt nhạy cảm và mỏng manh trước các yếu tố tiếp xúc. Do đó khi thời tiết thay đổi, bé cũng dễ viêm da dị ứng thời tiết hơn. Bố mẹ đã biết xử lý khi bé bị viêm da dị ứng chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết trong xử lí khi trẻ không may gặp phải tình trạng viêm da dị ứng khó chịu.
Vì sao trẻ bị viêm da dị ứng thời tiết
Thời tiết là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến da. Sự nóng lên hay lạnh đi ảnh hưởng nhiều đến tình trạng khô da, sự giãn nở thất thường trên da cũng như rối loạn đến tình trạng tiết mồi hôi. Khi da bị khô quá mức sẽ dễ gây ngứa. Tình trạng này kết hợp với thói quen hay gãi của trẻ có thể khiến cho dị ứng nặng nề và kéo dài hơn. Đi kèm với đó là những vùng da sưng tấy khó chịu.
Biểu hiện dị ứng thời tiết ở trẻ ra sao?
Khi bị dị ứng thời tiết sẽ có một số dấu hiệu đặc biệt trên da mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Chủ yếu là một số vấn đề như:
- Tình trạng hắt hơi nhiều lần: Một số dấu hiệu phổ biến đối với tình trạng dị ứng thời tiết là hắt hơi mặc dù trẻ không bị cảm lạnh. Khi có các dấu hiệu này bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.
- Phát ban trên da trẻ: cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến ở trẻ khi bị viêm da dị ứng do thời tiết. Phát ban trên da trẻ thường xuất hiện trên các vùng da như lưng, bụng, tay chân, mặt,… có dấu hiệu đỏ và ngứa ngáy khó chịu.
- Sổ mũi: cũng là dấu hiệu thông báo cho bố mẹ có thể trẻ đã bị dị ứng. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường hay dụi mũi, khụt khịt mũi, chảy nước mũi kéo dài trong khoảng vài tuần.
Những cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Khi bị dị ứng thời tiết, các phương pháp thường chủ yếu làm giảm các triệu chứng da. Bệnh có thể tự khỏi nếu chăm sóc tốt sau khoảng 3 – 4 tuần. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp xử lý dưới đây:
- Vệ sinh da là vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc da cho trẻ. Không chỉ giúp tránh được tình trạng nhiễm trùng. Chăm sóc da tốt và đúng cách cũng giúp cho bé dễ chịu hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Tránh tổn thương da bằng cách hạn chế cho bé gãi bằng cách cắt ngắn móng tay cũng như cho bé mang bao tay để tránh gãi, ngứa ngáy, khó chịu.
- Bổ sung nước cho bé và dùng nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng cho da của bé.
- Những bộ quần áo thoải mái cũng nên chọn cho bé để thấm hút mồ hôi tốt để tránh tình trạng mẩn ngứa, bí hơi ở trẻ nhằm hạn chế tình trạng khó chịu do dị ứng thời tiết ở trẻ.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với các yếu tố dễ làm tăng thêm tình trạng dị ứng như lông vật nuôi, các loại phấn hoa, một số yếu tố ô nhiễm trong môi trường xung quanh.
Một số bệnh ngoài da khác mà bạn cần biết: BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG TIẾP XÚC CÓ LÂY KHÔNG?
Trên đây là một số thông tin cần biết về tình trạng viêm da dị ứng thời tiết ở bé. Với những biện pháp này bạn có thể cải thiện những thương tổn trên da bé và làm giảm tình trạng khó chịu. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!