Bệnh mề đay và bệnh phù mạch khác nhau như thế nào các bạn đã biết chưa? Mề đay và phù mạch là 2 bệnh khác nhau nhưng nhiều người hay nhầm lẫn hai bệnh này là một.
Bệnh mề đay và bệnh phù mạch khác nhau như thế nào?
Định nghĩa
Mề đay:
Là tình trạng phát ban trên da, đặc trưng là các tổn thương gây đỏ da, ngứa, nóng trên bề mặt da. Các sần đỏ thường xuất hiện thời gian ngắn (vài giờ hay khoảng 2-3 ngày).
Phù mạch:
Hay còn gọi là phù Quincke, là tình trạng sưng phù thoáng qua của các mô dưới da và niêm mạc, tổn thương sâu hơn so vơi mề đay. Thường thì 40% bệnh nhân bị phù mạch sẽ kèm theo mề đay.
Cách nhận biết
Mề đay:
Mề đay cấp tính: Hay gặp ở trẻ em, bệnh thường kéo dài dưới 6 tuần, không để lại sẹo trên da.
Mề đay mãn tính: Hay gặp ở người lớn, cũng là tình trạng sưng đỏ, ngứa da nhưng bệnh thường kéo dài và hay tái phát.
Phù mạch:
Phù mạch có các biểu hiện khá giống với mề đay. Mề đay kéo dài gây ra các biểu hiện sưng viêm, khó thở, đau đường ruột thì dễ mắc thêm bệnh phù mạch. Nếu bị mề đay mà người bệnh nôn ói, khó thở thì nên đưa đi cấp cứu ngay.
THÔNG TIN LIÊN QUAN:
Cách chữa mề đay và phù mạch
Nếu mề đay và phù mạch không nghiêm trọng, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kháng histamine, methol 1% để giảm ngứa. Bệnh nhân bị khó thở hay sốc phản vệ thì nên đưa đi cấp cứu.
Ngoài ra, nên cho bệnh nhân uống thêm 1 ly trà gừng để giải độc, có thể thêm mật ong vào (không nên thêm đường sẽ làm mất đi công dụng của gừng).
Cần làm gì khi bị mề đay, phù mạch?
Bệnh mề đay và bệnh phù mạch khác nhau nhưng có những lưu ý chung sau đây:
+ Đang ăn hoặc uống thức ăn nào mà dị ứng thì phải ngưng ăn uống ngay.
+ Tắm sơ qua bằng nước ấm rồi thay quần áo sạch thoáng, nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí.
+ Trong thời gian bị mề đay hay phù mạch, cần bổ sung đủ nước mỗi ngày, ăn thêm rau xanh, trái cây, thịt nạc, các loại củ,… được chế biến mềm, loãng (cháo, súp, canh, hầm,…).
+ Tránh các chất kích thích và đồ ăn dễ gây dị ứng ngứa ngáy (trứng, xúc xích, lạp xưởng, hải sản, thịt nguội, đậu phộng, hạnh nhân, sữa tươi,…).
+ Tránh các tác nhân có thể làm bệnh mề đay hay phù mạch nặng thêm như khói bụi ô nhiễm, lông chó mèo, phấn hoa,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!