Chàm cơ địa ở trẻ em là một trong các vấn đề về da thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh này gây ra các vấn đề về da như mụn nước và mẩn đỏ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, hay mất ngủ và quấy khóc. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe của bé nhưng chàm có thể trở nên dai dẳng và khó chữa hơn nếu không điều trị sớm.

Những yếu tố dễ khiến trẻ mắc bệnh chàm
Anh H và chị L sinh cháu đầu lòng năm 2009, bé nặng cân, khỏe mạnh và kháu khỉnh. Tuy nhiên khi được 22 tháng da cháu bắt đầu có các dấu hiệu bất thường với các mẩn đỏ, khô ráp, cháu quấy khóc nhiều. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận cháu bị bệnh chàm.
Theo bác sĩ, bên cạnh yếu tố cơ địa, các yếu tố như thay đổi thời tiết, các dị nguyên gây kích ứng da, môi trường sống,… được xem là những yếu tố ảnh hưởng đến da của trẻ. Da của trẻ cũng rất mỏng manh và hệ miễn dịch còn non nớt cũng là yếu tố dễ làm cho chàm phát triển trên da.
Kiến thức tham khảo: HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ BỊ CHÀM SỮA AN TOÀN
Bệnh chàm cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khi một trẻ bị mắc bệnh chàm cơ địa, bố mẹ có thể quan sát thấy các dấu hiệu như:
- Xuất hiện các vùng da đỏ trên cơ thể.
- Da của trẻ khô hơn bình thường.
- Trẻ ngứa ngáy và khó chịu.
- Da có thể sưng tấy, xuất hiện mụn mủ, chảy nước,…
Nếu không được can thiệp và điều trị với biện pháp phù hợp, bệnh chàm ở trẻ dễ tiến triển dai dẳng hơn và gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như:
- Mất ngủ, chán ăn, sụt cân.
- Bội nhiễm gây nhiễm trùng da.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ về lâu dài trên da của trẻ.
Kiến thức cần biết trong điều trị chàm ở trẻ: BỆNH CHÀM CƠ ĐỊA Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO ?
Cần lưu ý gì khi trẻ bị bệnh chàm
Khi trẻ bị bệnh chàm, cần chăm sóc cẩn thận tránh để tình trạng chàm trên da bé tiến triển nặng nề hơn. Bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không để bé gãi lên vùng da bị chàm vì có thể khiến da xây xát, tổn thương nặng hơn, nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm khiến bệnh kéo dài và khó xử lý.
- Vệ sinh da thường xuyên cho bé.
- Nên dùng các sản phẩm vệ sinh da chuyên biệt cho bé để giúp làm dịu da mà không gây kích ứng.
- Thăm khám thường xuyên tại bác sĩ da liễu để có các biện pháp theo dõi cũng như điều trị kịp thời tránh bệnh trở nặng hơn.
- Chú ý tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như thực phẩm, khói bụi, các hóa chất trong gia đình,…
Một số cách phòng ngừa bệnh chàm: CÁCH PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH VẢY NẾN, CHÀM
Trên đây là một số thông tin bạn cần biết về bệnh chàm cơ địa ở trẻ em. Hi vọng với những kiến thức hữu ích này bạn sẽ yên tâm hơn trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ bị chàm da. Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!