Năm nào cũng vậy, cứ đến khoảng thời gian cuối xuân đầu hè, khu vườn dược liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc tại thôn Kê Khẩu, xã Văn Đức, huyện Chi Linh, Hải Dương lại tràn ngập sắc hoa, hoa nở trên cây thuốc và hoa nở trong lòng người trồng dược liệu.
Được biết đến như một đơn vị hàng đầu trong nghiên cứu và ứng dụng y học dân tộc trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc cũng nổi tiếng với nhiều bài thuốc quý giúp hàng trăm nghìn người khỏi bệnh, trở nên khoẻ mạnh và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Kim ngân hoa
Để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh bằng thuốc nam ngày càng tăng cao của người dân, để tự chủ hơn trong nguồn cung ứng dược liệu sạch cho hệ thống phòng khám của Trung tâm thuốc dân tộc khắp toàn quốc, giảm thiểu việc phụ thuộc vào thuốc Đông y có nguồn ngốc Trung Quốc trên thị thị trường, thì bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu, nâng cao kiến thức và tay nghề cho đội ngũ y bác sĩ, thì khâu nuôi trồng dược liệu để bào chế thuốc cũng được Trung tâm hết sức chú trọng.
Trung tâm đã đầu tư nhiều vùng nuôi trồng dược liệu tại Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…với hơn gần 100 loại cây dược liệu khác nhau, đảm bảo cung cấp hơn 60% dược liệu thô cần dùng. Tại mỗi vùng, Trung tâm đã nghiên cứu, chọn lựa những loại cây dược liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sinh thái của nơi đó.
Riêng tại thôn Kê Khẩu, xã Văn Đức, huyện Chi Linh, Hải Dương, vườn dược liệu của Trung tâm được quy hoặch với hơn 3ha, gồm nhiều loại cây dược liệu như: kim ngân hoa, bồ công anh, kinh giới, diệp hạ châu, đơn đỏ, ngư thiên thảo, sài đất, ngưu tất, nhân trần, cắt căn, bạc hà, nhọ nồi, …Toàn bộ vườn dược liệu đều được nuôi trồng theo tiêu chuẩn GAP, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng khắt khe.
Hàng năm, cứ đến dịp cuối tháng tư, đầu tháng 5, khu vườn lại tràn ngập sắc hoa, hứa hẹn một vụ thu hái bội thu với chất lượng dược liệu đạt được ở mức tốt nhất. Nhìn những sắc hoa này, mọi người đều không giấu được niềm vui và nụ cười luôn thường trực trên môi.
Chị Nguyễn Thị Hậu, phụ trách khu vườn cho biết: “Nuôi trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GAP không hề đơn giản, cần phải tuân thủ đúng kỹ thuật và theo dõi sự phát triển của cây hàng ngày. Do đó, tôi và bà con nông dân rất vui mừng phấn khởi khi cây dược liệu phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng đảm bảo. Bên cạnh những luống sắp đến ngày thu hái là những mầm cây non đang ươm cẩn thận, chuẩn bị được đưa ra trồng. Chúng tôi cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã đầu tư vườn dược liệu, tạo công ăn việc làm cho bà con nơi đây, và hơn hết là tạo ra được bài thuốc tốt từ những dược liệu này”.
Hoa dược liệu dù không quá rực rỡ như những loài hoa làm cảnh khác, nhưng luôn ẩn chứa trong đó vẻ đẹp riêng – vẻ đẹp của sức khoẻ. Hãy cùng ngắm thêm những hình ảnh từ khu vườn dược liệu này nhé!
BTV Minh Hà
Nếu ở đâu cũng trồng được dược liệu và các cây thuốc như này thì tốt quá. Xưa chả có câu “Nam Việt trị Nam nhân” thuốc của người Việt mình vẫn là tốt nhất. Thuốc mà được trồng, chất lượng thuốc đảm bảo thì uy tín thầy thuốc – sức khỏe bệnh nhân đều được nâng cao, còn gì quý hơn!!!
Tôi cũng đồng tình với quan điểm của bạn, hơn nữa việc quy hoạch thành vùng dược liệu như này vừa giúp doanh nghiệp tự chủ được nguồn dược liệu và cũng giúp người dân ở khu vực đó có công ăn việc làm ổn định. Trồng và chăm sóc dược liệu phải làm quanh năm, thu hái thường xuyên chứ trông vào mấy sào ruộng không ăn thua, đến mùa cấy gặt còn có việc làm chứ hết mùa là người dân lại chơi dài. Đối với những loại cây dược liệu lâu cho thu hoạch chúng ta có thể lấy ngắn nuôi dài, trồng xem xen kẽ các loại cây rau ngắn ngày xung quanh.
Việc này phải có sự hỗ trợ của nhiều bên đặc biệt là bên doanh nghiệp, phải định hướng được cho người dân trồng cây thuốc gì? trồng như thế nào và quan trọng là phải đảm bảo đầu ra cho người dân. Đây là cả một quá trình lâu dài, Nếu bên trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc đã làm được điều này thì tôi mong rằng trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng vùng trồng vườn dược liệu và các bên khác cũng nên học hỏi
Mọi người đã ai điều trị tại trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc chưa vậy? hiệu quả thế nào? thuốc ở đấy có tốt không? bố em bị thoát vị đĩa đệm, đã điều trị bằng thuốc tây nhưng không khỏi bây giờ em muốn đưa bố điều trị theo phương pháp dùng thuốc đông y. Nhưng thỉnh thoảng lên mạng lại đọc được một số thông tin như thuốc TQ đã được hút hết dược liệu trước khi về VN, rồi họ phun thuốc trừ sâu để thuốc nhanh khô mà không dám đưa bố đi điều trị. Các cơ sở khám chữa bệnh bằng đông y của mình toàn nhập thuốc từ TQ về, có mấy cơ sở nào tự sản xuất được về thuốc.
Em cũng đọc được nhiều bài viết, nhiều trường hợp như bố em đã chữa khỏi tại trung tâm, nhưng trong lòng em có chút hoài nghi về thuốc, nếu Trung tâm thuốc dân tộc đã có vườn dược liệu sạch, tự trồng và tự cung cấp cho phòng khám bên mình thì em sẽ đưa bố đến đây điều trị.
Việc tự cung tự cấp được nguồn thuốc làm tăng lên niềm tin của bệnh nhân đối với trung tâm nhất là trong thời buổi hiện nay, thật giả lẫn lộn. Chúc trung tâm mãi là niềm tin của bệnh nhân.
Mình đã điều trị tại trung tâm thuốc dân tộc bệnh viêm khớp dạng thấp, mình còn lưu bài viết về bệnh xương khớp này bạn có tìm hiểu thêm, http://chuabenhviemkhop.com/trung-tâm-nghiên-cứu-và-ứng-dụng-thuốc-dân-tộc.html. Lần mình đến điều trị tại trung tâm, lúc đấy vẫn là ở cơ sở cũ, trung tâm có treo một bức tranh vườn dược liệu tại phòng chờ, cô lễ tân bảo đó là vườn dược liệu của trung tâm, bây giờ trung tâm chuyển sang cơ sở mới rồi không biết còn treo bức tranh đó không. Vườn dược liệu đó rất rộng, các bệnh nhân chờ như mình ai cũng khen, mọi người cũng nói trung tâm trồng được dược liệu như vậy nên ai cũng yên tâm
Tuy không tự cung cấp được 100% nhưng Trung tâm thuốc dân tộc đảm bảo cung cấp hơn 60% dược liệu thô cần dùng là rất tốt
Đọc biết bao nhiêu bài nói về dược liệu trung quốc tràn nan trên thị trường, đấy là nói đến vấn đề nhập qua con đường chính ngạch chứ chưa nói đến các con đường lậu khác. Giờ đọc được bài viết này cảm thấy vui lạ. Sức khỏe là hàng đầu, mong các cơ quan chức năng cần sát sao hơn nữa trong vấn đề kiểm tra thuốc có nguồn gốc trung quốc để dược liệu trồng trong nước được phát triển
Mình trồng cây thuốc rồi nên biết được những khó khăn như thế nào. Những loại cây dễ sống thì không sao như đinh lăng, diệp hạ châu, bồ công anh… thì không sao chứ nhiều loại cây thuốc yêu cầu khắt khe, yêu cầu về chăm sóc cao nên nhiều khi người dân rất vất vả. Để trồng được vườn dược liệu đến ngày thu hạch như thế này tốn rất nhiều công sức.
Hầu hết các dược liệu nhập từ TQ ở nước ta đều có cả. Vì vậy, nếu như ở đâu cũng thành lập vùng trồng dược liệu như trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc thì sẽ không cần phải nhập từ TQ nữa, có khi chất lượng còn tốt hơn. Tuy nhiên tôi thấy việc trồng dược liệu ở nước ta vẫn còn rất hạn chế, không phải ở phòng khám nào cũng thực hiện được. Nếu có sự kết hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân phù hợp thì tôi tin rằng những vùng dược liệu như trung tâm thuốc dân tộc sẽ không thiếu và niềm tin của người dân đối với y học dân tộc cổ truyền sẽ được nâng cao hơn nữa.
Ở quê tôi cũng có một số gia đình trồng dược liệu, diện tích cũng không lớn lắm, mỗi gia đình khoảng 1,2 mẫu, nhà nào nhiều thì 3 mẫu. Chủ yếu là trồng cây diệp hạ châu, đinh lăng, ngư tinh thảo. Những cây này khá dễ trồng và yêu cầu không cao. Họ trồng quanh năm, có người về thu hái tận nơi, cũng không rõ là cung cấp cho đơn vị nào. Mới trồng được 2 năm trở lại đây thôi nhưng kinh tế nhà nào cũng khá lên hết
Các cây thuốc có nguồn gốc từ trong nước, được trồng và thu hái do chính mình hoặc những nguồn khác mà mình tin tưởng, biết rõ một cách chắc chắn để sử dụng cho bệnh nhân, hạn chế tác hại tác hại cho người bệnh bởi dùng nhiều dược liệu có nguồn gốc từ TQ không tốt.
Thuốc Trung Quốc không hẳn là không tốt, nếu nhập được nguồn thuốc chuẩn, không bị tách chiết dưỡng chất thì rất là tốt nhưng chi phí sẽ cao, nhập thuốc kia sẽ rẻ hơn. Không nói gì về vấn đề thuốc đông y, thuốc tây y nhiều khi nguyên liệu cũng phải nhập từ TQ, Ấn độ. Việt Nam mình vẫn chưa thể tự chủ hoàn toàn trong vấn đề nguyên liệu này. Số lượng các doanh nghiệp tự chủ được rất thấp. Nhưng để thuốc đảm bảo chất lượng đến tay người dân thì quan trọng nhất là ở cục quản lý Dược. Nếu họ làm hết trách nhiệm và khả năng của mình thì sẽ khác.
Thuốc bắc và thuốc Nam rất tốt nhưng mấy năm nay tôi không dám dùng vì sợ nhiễm độc, không như cách đây mấy chục năm trước, thuốc tốt.
mấy cây như như diệp hạ châu trồng cũng đơn giản, nhà tôi có dành ra một khoảng đất khoảng 30m2 để trồng diệp hạ châu, không phải chăm sóc nhiều mà cây vẫn rất xanh tốt. Mẹ chồng tôi trồng để dùng làm nước uống hàng ngày cho cả nhà. Thỉnh thoảng vẩn gửi lên Hà Nội cho con dâu và con trai dùng
Chỗ mình ở trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc rất nổi tiếng vì chữa khỏi cho nhiều người, mấy bác khen trung tâm lắm, có cả vườn dược liệu như này nữa thì tốt thật. Hôm nay mình mới đọc được bài viết này, về phải cho mẹ xem
Nhìn thấy vườn dược liệu của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc là em yên tâm lắm rồi, mấy hôm nay xem xem thời sự, có nói về một số bệnh nhân thường là những bệnh nhân ở quê, bị một số bệnh xương khớp về điều trị tại các thầy lang gần nhà sau đó phải nhập viện do nhiễm độc chì. Tìm hiểu sâu xa ra mới biết là do thuốc nam được bảo quản bằng chì nên khi người dân uống vào mới vậy. Uống thuốc để mong khỏi bệnh thế mà uống thuốc lại nhiễm thêm bệnh vào người thì ai dám dùng nữa cơ chứ. Giờ chỉ có tự mình sản xuất ra mới an toàn thôi. Cám ơn trung tâm vì đã trồng được vườn dược liệu này
Dùng thuốc đông y là phải cẩn thận, cứ phải chọn chỗ nào bác sĩ giỏi, thuốc tốt, thuốc an toàn không thì nguy hiểm. Nhiều khi tiền mất tật mang