Chàm môi là một dạng bệnh viêm da dị ứng gây tổn thương trên môi và vùng da quanh miệng. Bệnh tái phát thường xuyên, triệu chứng kéo dài khiến “khổ chủ” luôn khó chịu, mất thẩm mỹ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số mẹo trị chàm môi thường được áp dụng. Bài viết cũng ghi nhận liệu pháp chữa chàm môi hiệu quả nhất hiện nay bằng thảo dược thiên nhiên theo ý kiến chuyên gia.
Mẹo chữa chàm môi tại nhà giảm triệu chứng
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TƯ, chàm môi là bệnh viêm da do cơ địa dị ứng và cho đến nay vẫn chưa có giải pháp điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên, nếu có giải pháp điều trị hiệu quả, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, ngăn tái phát trong thời gian dài.
Có nhiều cách giúp giảm nhẹ triệu chứng chàm môi nếu thực hiện đúng cách. Một số mẹo trị chàm môi có thể kể đến như:
Bị chàm môi bôi kem dưỡng ẩm môi
Các loại kem dưỡng ẩm được chế thành các dạng nhỏ gọn tiện lợi khi sử dụng. Các loại kem bôi này tác dụng làm ẩm, giảm tổn thương, bong tróc môi. Kem bôi môi giúp hạn chế thói quen liếm môi – nguyên nhân khiến bệnh chàm môi nặng thêm. Một số loại kem bôi giúp ngăn ngừa viêm nhiễm.
Mẹo trị chàm môi bằng bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ có tác dụng giữ ẩm và làm mềm môi, giảm tình trạng môi khô, bong tróc. Thường xuyên bôi bơ hạt mỡ để môi không còn bị khô. Và bạn cũng có thể dùng bơ hạt mỡ để dưỡng ẩm cho da rất tốt.
Sử dụng tinh dầu giảm khô môi do chàm
Một số loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng rất tốt trong việc trị viêm da, giảm khô, ngứa da như tinh dầu hoa cúc, hoa oải hương, tinh dầu dừa… Bạn có thể bôi trực tiếp các loại tinh dầu này 2 – 3 lần/ ngày để chữa bệnh chàm môi. Tuy nhiên, tinh dầu có thể làm tổn hại môi, khiến bệnh nặng thêm nếu không phù hợp hoặc không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể tham khảo thêm: Tuyệt chiêu chữa chàm môi bằng dầu dừa
Mẹo chữa chàm môi bằng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm, giữ ẩm nên được sử dụng để giảm triệu chứng chàm môi. Thoa đều mật ong nguyên chất lên môi 2 – 3 lần/ ngày để hạn chế tình trạng khô, bong tróc, nứt nẻ môi. Nên sử dụng mật ong nguyên chất, vệ sinh môi trước khi bôi.
Bôi Corticosteroid chữa chàm môi nặng
Nhóm thuốc chứa corticoid thường được sử dụng dưới dạng kem bôi nhằm làm giảm tình trạng bị ngứa, viêm da, bong tróc da. Thuốc có chứa corticosteroid bạn có thể tự mua ngoài hiệu thuốc về sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Góc cảnh báo:
Các mẹo chữa chàm môi kể trên chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng khô, bong tróc môi. Rất nhiều người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn khi áp dụng các mẹo chữa chàm môi mãi không khỏi. Bệnh tái phát dai dẳng, lần sau nặng hơn lần trước. Thậm chí nhiều người gặp biến chứng nhiễm khuẩn, bội nhiễm do chữa chàm sai cách.
Đơn cử như trường hợp của bạn Trần Hà – Thủy Nguyên – Hải Phòng đến bệnh viện thăm khám trong tình trạng môi bị sưng viêm, có vị trí mưng mủ gây đau đớn. Bệnh nhân cho biết chữa chàm môi bằng cách bôi nước lá trầu không tươi nhưng mãi không khỏi. Sau đó bệnh nhân mua thuốc Tây về bôi. Bôi vài ngày thì tổn thương nặng hơn nên phải đến bệnh viện.
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp đối với các bệnh nhân viêm da. Thông thường việc khắc phục hậu quả sau điều trị không thành công sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, khi áp dụng bất cứ mẹo trị bệnh chàm môi nào bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Vậy, tại sao bệnh chàm môi chữa mãi không khỏi?
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, sở dĩ người bệnh chữa chàm môi mãi không khỏi là do những nguyên nhân sau:
– Chàm môi là bệnh viêm da liên quan đến cơ địa dị ứng, khó chữa. Các mẹo chữa trị kể trên chỉ điều trị triệu chứng bên ngoài trong khi căn nguyên vẫn còn thì bệnh sẽ tái phát rất nhanh.
– Việc chủ quan đến khi chàm môi nặng mới chữa trị hoặc chữa trị sai cách khiến người bệnh bỏ lỡ thời điểm vàng dễ chữa khi bệnh còn nhẹ.
– Các cách chữa trị tại nhà thường có dược tính thấp, chỉ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng, ít có tác dụng điều trị. Áp dụng các mẹo sai cách khiến tổn thương trên môi bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm dẫn đến khó chữa trị tiếp theo.
– Lạm dụng các loại thuốc bôi chứa corticoid gây ra tác dụng phụ mòn da, rạn da, kháng thuốc, nhờn thuốc dẫn đến tái phát chàm môi khó chữa.
Chính vì vậy, để điều trị chàm môi hiệu quả, cần có liệu pháp hoàn chỉnh. Điều trị chàm cả trong lẫn ngoài và đảm bảo an toàn tuyệt đối với da, sức khỏe. Xu hướng trở về với tự nhiên, kết hợp hoàn toàn thảo dược thiên nhiên và giá trị tinh hoa Y học cổ truyền (YHCT) trở thành giải pháp trị liệu và chăm sóc da hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.
Liệu pháp điều trị chàm môi bằng thảo dược Đông y hoàn chỉnh
Nắm rõ cơ chế hình thành bệnh chàm nói chung và chàm môi nói riêng, kế thừa nguyên tắc trị bệnh Đông y, tinh hoa YHCT, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc là liệu pháp điều trị các bệnh viêm da, chàm hiệu quả và an toàn hàng đầu hiện nay, với nhiều ưu điểm như:
Thanh bì Dưỡng can thang có cơ chế điều trị theo nguyên tắc Đông y, bệnh từ đâu thì trị từ đó. Công thức thuốc hoàn hảo được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành. Kết hợp cùng lúc điều trị bên trong, làm lành tổn thương bên ngoài với 3 bài thuốc nhỏ: Thuốc uống, ngâm rửa và tinh chất bôi.
Bài thuốc uống đi sâu loại bỏ phong tà, giải độc, tiêu viêm, ổn định cơ địa, chống dị ứng, ngăn tái phát. Dung dịch ngâm rửa giúp làm sạch môi, sát khuẩn, bong vảy tự nhiên, làm se tổn thương. Tinh chất bôi thảo dược nhẹ nhàng dưỡng môi, giữ ẩm, lành tổn thương, tái tạo và làm đều màu môi tự nhiên.
Bài thuốc kết hợp hàng chục vị thuốc Nam quý như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Tang bạch bì, Trầu không, Đơn đỏ, Ké đầu ngựa, Mật ong… Mỗi vị thuốc 1 công dụng đem lại hiệu quả cao và toàn diện. Trên 95% bệnh nhân khỏi bệnh không tái phát trong nhiều năm sau 2 – 3 tháng dùng thuốc. 100% thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, được nuôi trồng, thu hái theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Thanh bì Dưỡng can thang an toàn tuyệt đối với người sử dụng.
Trung tâm Thuốc dân tộc đơn vị bào chế thuốc đi đầu trong nghiên cứu và khám chữa bệnh bằng YHCT. Trung tâm là nơi tinh hoa YHCT hội tụ với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, sở hữu hàng trăm công thức thuốc cổ phương. Dịch vụ y tế chất lượng cao được nhân dân tin tưởng với hàng trăm lượt bệnh nhân thăm khám mỗi ngày. Trung tâm được bình chọn với nhiều giải thưởng danh giá như: TOP 20 thương hiệu vàng Việt Nam 2019, TOP 50 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng 2017 và 2018…
>> Xem thêm: Trung tâm Thuốc dân tộc và những giải thưởng danh giá
Chàm môi nên kiêng ăn gì, ăn gì và những lưu ý trong điều trị
Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, người bệnh được bác sĩ tận tình tư vấn cách chữa và những lưu ý trong điều trị chàm môi để đạt được hiệu quả tốt nhất. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ 1 số lưu ý sau:
Khi áp dụng các mẹo trị bệnh chàm môi tại nhà hay bất cứ liệu pháp trị liệu nào, người bệnh cần lưu ý kiêng khem 1 số thực phẩm khiến triệu chứng bệnh tăng nặng hoặc làm mất tác dụng thuốc như: Thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng da, tăng phản ứng viêm từ các loại hải sản, thực phẩm giàu đạm như: tôm cua, mực, ốc… Thực phẩm, gia vị và đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, các món mắm, rượu bia, thuốc lá… tăng cảm giác ngứa, kích ứng da, khiến tổn thương trên môi nghiêm trọng hơn.
Nên bổ sung rau xanh, trái cây có tính mát, chứa nhiều vitamin C, E, A như: các loại rau có màu xanh đậm, súp lơ, rau cải, cam, chanh, bưởi, đu đủ, cà rốt… Bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt, các loại dầu oliu, dầu hạnh nhân. Uống nhiều nước, kết hợp nước rau quả có tính mát.
Đồng thời, người bệnh tránh sử dụng các loại son môi, mỹ phẩm để hạn chế tình trạng dị ứng. Tránh tiếp xúc với khói, bụi, nước ô nhiễm, các dị nguyên dị ứng… Vệ sinh cơ thể và răng miệng sạch sẽ. Chú ý chế độ sinh hoạt hàng ngày điều độ, tránh căng thẳng.
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp người bệnh có được mẹo trị bệnh chàm môi từ thảo dược. Để biết thêm thông tin về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp điều trị viêm da, chàm hiệu quả toàn diện nhất, người bệnh và bạn đọc quan tâm vui lòng liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT, Zalo: (024) 7109 5599 – 0983 059 582
Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: 0972 606 773
Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 5599
Website: http://www.thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc
>> Xem thêm Video: Chuyên gia tư vấn cách điều trị chàm (viêm da cơ địa)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!