Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và dễ tổn thương cũng như mắc các vấn đề về da. Một trong những vấn đề ngoài da gây ra nhiều khó chịu cho trẻ khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, chán ăn,… Dưới đây là một số cách để nhận biết và chăm sóc trẻ em bị viêm da cơ địa mà bố mẹ cần biết.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu ra sao?
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu ở 2 bên gò má, cổ, mặt và các vùng da mỏng. Một số vị trí khác như khuỷu tay, đầu gối cũng có thể có dấu hiệu viêm da cơ địa nhưng hiếm gặp hơn.
Tùy vào loại viêm da mà các dấu hiệu trên da trẻ có thể khác nhau:
- Viêm da cấp tính: Trẻ có các mụn nước trên da kéo dài và tập trung thành từng đám. Nền da đỏ và phù nề, ngứa cũng như chảy nước nhiều hơn.
- Viêm da bán cấp: Trẻ bị viêm da bán cấp thường có ít các thương tổn trên da hơn. Da bắt đầu khô và ít ngứa.
- Viêm da mạn tính: Ở giai đoạn mạn tính, da của trẻ sẽ dày lên, bong vẩy, liken hóa. Tình trạng ngứa ngáy vẫn còn dai dẳng.
Nếu không chữa trị tốt, viêm da cơ địa ở trẻ có thể dẫn tới bội nhiễm, đau rát, mủ và lở loét trên da. Do đó khi trẻ có các dấu hiệu viêm da cơ địa, bố mẹ cần thăm khám sớm cho trẻ để tránh tình trạng da nặng hơn. Tuy viêm da cơ địa không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu chủ quan sẽ dễ gây nhiễm trùng, khiến cho việc điều trị khó khăn hơn.
Viêm da cơ địa ở trẻ em do đâu?
Yếu tố di truyền được xem là nguyên nhân chính gây ra viêm da cơ địa ở trẻ em. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể làm cho bệnh bùng phát hoặc tái phát viêm da như thời tiết, môi trường, khí hậu, thức ăn, yếu tố vệ sinh…
Điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Điều trị viêm da cho trẻ
Khi trẻ bị viêm da cơ địa, bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại các bác sĩ viêm da cơ địa. Tùy thuộc vào tình trạng da của trẻ mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp. Thăm khám sớm sẽ giúp tránh được tình trạng viêm nhiễm nặng hơn cũng như tránh được các ảnh hưởng nặng về thẩm mỹ.
Những loại thuốc và dung dịch được dùng cho trẻ em chủ yếu bao gồm:
- Dung dịch Jarish, kháng sinh histamin giúp giảm ngứa. Thường dùng cho các trường hợp viêm da cấp tính.
- Hồ bôi ngoài da, kem kẽm chứa protopic, corticoid, thuốc kháng histamin thường dùng cho các trường hợp viêm da bán cấp.
- Mỡ kháng sinh, mỡ salicyle, protopic, mỡ corticoid, histamin thường được sử dụng để chống ngứa và giảm triệu chứng viêm da đối với trẻ trong giai đoạn bán cấp.
Trong quá trình điều trị viêm da cho trẻ, bố mẹ cần tuân thủ các chỉ định, đơn thuốc và thời gian sử dụng thuốc. Không tự ý tăng giảm, thay đổi thành phần thuốc hoặc ngưng thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị cũng như dễ khiến cho bệnh tái đi tái lại. Không lạm dụng các chất kháng sinh, corticoid nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Chăm sóc trẻ viêm da cơ địa
Bác sĩ Nguyễn Hữu Sáu – Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết các đợt bùng phát viêm da cơ địa thường tái phát vào lúc giao mùa. Đây là thời điểm da trẻ dễ tiếp xúc với không khí lạnh, vi khuẩn, bụi bẩn,… Bên cạnh điều trị, bố mẹ cần tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ khiến bệnh tái phát. Bố mẹ cũng nên vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm 32 – 34 độ C. Không nên dùng nước quá nóng để tránh làm khô da. Cần lưu ý thêm trẻ hay có thói quen cào gãi trên vùng da bị viêm, bạn nên hạn chế bằng cách cắt cơn ngứa cho bé như chườm mát, xịt nước,… nhắc nhở trẻ không được cào, gãi lên da.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!